Hành hương đầu năm – Lễ hội Đền Hùng Phú Thọ

Đi qua tỉnh Phú Thọ, ai cũng nhớ gốc tích quốc tổ Hùng Vương và trong lòng cảm thấy xao động và muốn vào để kính viếng Đức quốc Tổ thiêng liêng, tỏ lòng thành khẩn của các hậu duệ đời sau.

Phú Thọ

Muốn đến khu di tích đền Hùng, du khách theo quốc lộ 2, từ Hà Nội đến Việt Trì 84km, đi tiếp 10km nữa là tới. Tại đây có một số di tích liên quan đến truyền thuyết về các đời vua Hùng như sau:

1. Đền vua Hùng

Tương truyền là mộ của vua Hùng thứ 6. Sau khi đánh thắng giặc Ân, Thánh Gióng cưỡi ngựa bay lên trời, vua Hùng đời thứ 6 cởi áo vắt lên cành cây kim giao rồi hóa ở đó.

Đền vua Hùng

2. Đền Giếng

Đền Giếng nằm ở phía Đông Nam dưới chân núi Ngũ Lĩnh. Trong đền có giếng Ngọc nên được gọi là đền Giếng. Truyện xưa kể lại hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng thứ 18 thường soi mặt giếng để chải tóc, vấn khăn.

Trên núi Ngũ Lĩnh còn có nhiều di vật và phế tích từ thời nước Văn Lang đến thời nước Đại Việt như rìu đá, giáo đồng, bát đĩa gốm sứ, cột đá, khạp đất nung, gạch ngói,…Khu di tích đền Hùng, hàng năm đã đón tiếp hàng chục vạn lượt du khách từ khắp mọi nơi đến viếng, hành hương, vãn cảnh.

đền giếng phú thọ

3. Đền Âu Cơ

Truyền thuyết nước ta kể rằng người Việt có cùng cha là Lạc Long Quân và mẹ là Âu Cơ. Mẹ Âu Cơ mang thai đến 3 năm 10 ngày mới sinh ra được một bọc trăm trứng. Trăm trứng này nở thành 100 người con.

Người cha đưa 50 người con xuống vùng đồng bằng ven biển, nay là làng Bình Đà, đến nay vẫn có đền thờ. Người mẹ đưa 49 người con (để lại một người làm vua) lên núi, nay là xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, cũng có đền thờ.

Đền thờ mẹ Âu Cơ nằm ở giữa cánh đồng lúa của Hiền Lương, dưới tán lá cây đa xum xuê tỏa bóng mát. Trong đền thờ, tượng mẹ Âu Cơ được đặt ở vị trí cao nhất. Tượng hình một người mẹ hiền từ, rất đẹp, khuôn mặt vẻ thông minh phúc hậu, dáng như tiên.

đền Mẫu Âu Cơ

Ở đây còn có thờ tượng con trai thứ hai của mẹ là một vị tướng tài ba, trung hiếu, được tôn làm thượng đẳng thần.

Lễ hội đền Âu Cơ được tổ chức hàng năm vào ngày mồng 7 tháng giêng âm lịch. Du khách đi ngang qua vùng Phú Thọ, đã ghé viếng đền Hùng, thành kính tưởng nhớ tổ phụ của dân tộc Việt thì cũng nên đến viếng đền thờ mẹ Âu Cơ, tổ mẫu của người Việt Nam.

Phú Thọ có nhiều lễ hội mẹ Âu Cơ, hội Bạch Hạc, hội Chu Hóa, hội Mở Cửa Rừng. Đặc biệt hội Mở Cửa Rừng có cúng cung tên để mở hội săn bắn hàng năm, có từng đôi nam nữ múa theo điệu “gà phủ”, thực hiện tín ngưỡng phồn thực với ý nghĩa cầu mong sinh sôi nảy nở ra nhiều.

Ngoài ra, còn có lễ hội của người dân tộc, mang ý nghĩa riêng với hình thức tổ chức đặc biệt như: hội đánh cá, hội Cầu, hội Phết Hiền Quang, hội Xoan.

Nguồn: Non nước Việt Nam - Phạm Côn Sơn

Tags: Du lịch hành hương đầu năm ở Côn Sơn - Kiếp Bạc, Chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm - Chùa Vĩnh Nghiêm

Dai Nam Travel - Niềm tin trao trọn, thỏa chí tiêu dao
Hotline: 0948 895 836

Bạn đang xem: Hành hương đầu năm – Lễ hội Đền Hùng Phú Thọ
Bài trước Bài sau

TƯ VẤN VIÊN CỦA CHÚNG TÔI

LUÔN SẴN SÀNG HỖ TRỢ BẠN
Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0948 895 836
phone Đại Nam Travel
zalo Đại Nam Travel