Hoàn cảnh ra đời của đạo Phật – Điều nên biết

Đạo Phật ra đời vào thế kỷ thứ VI TCN ở Ấn Độ trên vùng đất thuộc Nepal ngày nay. Hãy cùng với Dai Nam Travel tìm hiểu thật chi tiết về đạo Phật nhé!

hoàn cảnh ra đời của đạo phật
 

Thời kỳ đạo Phật ra đời cũng chính là thời kỳ phát triển cực thịnh của đạo Bà La Môn cả về mặt tôn giáo lẫn vị trí chính trị xã hội. Dân cứ trong xã hội Ấn Độ cổ đại lúc này chia thành 4 đẳng cấp là Bà La Môn, Sát Đế Lị, Vệ Xá và Thủ Đà La.

Bà La môn là đẳng cấp có địa vị cao nhất, bao gồm những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp.

Sát Đế Lị là đẳng cấp của vua quan và tầng lớp võ sĩ.

Vệ Xá là đẳng cấp của những người bình dân làm các nghề như chăn nuôi, làm ruộng, buôn bán, thợ thủ công,…

Thủ Đà La là đẳng cấp thấp nhất, chiếm đa số, đây là con cháu của những bộ lạc bại trận, những người bị phá sản, không có tư liệu sản xuất.

Sự phân biệt đẳng cấp thể hiện ở nhiều mặt, từ địa vị xã hội, quyền lợi kinh tế đến quan hệ giao tiếp, ăn mặc, đi lại, sinh hoạt tôn giáo,…Đẳng cấp Thủ Đà La ở vị trí dưới đáy của xã hội, làm nô lệ cho ba đẳng cấp trên.

Sự phân biệt đẳng cấp diễn ra vô cùng khắc nghiệt khiến cho tầng lớp đa số trong xã hội – những người Thủ Đà La căm ghét chế độ đẳng cấp. Nhiều trào lưu tư tưởng chống lại đạo Bà La Môn và chế độ đẳng cấp của nó đã ra đời, trong đó có đạo Phật.

Sự ra đời đạo Phật còn gắn liền với tên tuổi người sáng lập là thái tử Cồ đàm Tất Đạt Đa sinh năm 563 TCN, con vua Tĩnh Phạm nước Ca tỳ la vệ ở chân núi Hymalaya – miền đất bao gồm một phần miền Nam được Nepal và một phần của Ấn Độ ngày nay.

Ngay từ nhỏ, Thái tử Tất Đạt Đa đã được sống trong nhung lụa, không tiếp xúc với xã hội bên ngoài, không hề biết rằng trong cuộc đời lại có những đói khát, bệnh tật, già yếu và chết chóc.

hoàn cảnh ra đời của đạo phật

Năm 17 tuổi, Thái tử cưới vợ là công chúa Da giu đà la sinh ra một con trai là La ầu la. Từ đó thái tử mới được tiếp xúc với hiện thực cuộc sống ngoài chốn cung đình. Những cuộc gặp gỡ bất ngờ với những cảnh già yếu, bệnh tật, chết chóc,…đã tác động mạnh đến tâm hồn nhạy cảm của Ngài.

Năm 29 tuổi, Ngài quyết định rời bỏ ngôi cao quyền lực, rời bỏ cuộc sống nhung lụa xa hoa để dấn thân vào con đường tu hành khổ hạnh, mong tìm được sự giải thoát cho chúng sinh.

Sau 6 năm tu hạnh ở núi Tuyết Sơn mà không đạt được sự yên tĩnh trong tâm hồn và cũng không nhận thức được chân lý, Ngài nghiệm ra là cả cuộc sống tràn đầy vật chất, thỏa mãn dục vọng, lẫn cuộc sống khổ hạnh đều không giúp tìm con đường giải thoát, chỉ có con đường trung đạo là đúng đắn nhất. Do đó, Ngài tự mình đào sâu suy nghĩ để nhận thức chân lý và bỏ lối tu khỏ hạnh, đi sâu vào tư duy trí tuệ.

Sau 49 ngày thiền định dưới gốc bồ đề tại làng Uruvela, chìm đắm trong tư duy sâu thẳm, Ngài tuyên bố đã đến được với chân lý, hiểu được bản chất của tồn tại, nguồn gốc của khổ đau và con đường cứu vớt. Ngài tự xưng là Phật – có nghĩa là giác ngộ. Người đời gọi Ngài là Thích ca Mâu ni  - bậc thánh của dòng họ Thích ca.

Nguồn: Trần Đăng Sinh - Đào Đức Doãn

Dai Nam Travel - Niềm tin troa trọn, thỏa chí tiêu dao

Hotline: 0948 895 836

Bạn đang xem: Hoàn cảnh ra đời của đạo Phật – Điều nên biết
Bài trước Bài sau

TƯ VẤN VIÊN CỦA CHÚNG TÔI

LUÔN SẴN SÀNG HỖ TRỢ BẠN
Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0948 895 836
phone Đại Nam Travel
zalo Đại Nam Travel