Khám phá ngôi chùa lớn nhất Việt Nam – Chùa Bái Đính (Phần 2)

Kiến trúc của chùa Bái Đính rất phong phú, đa dạng và độc đáo. Chính vì lẽ đó ngôi chùa này luôn dành được sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước. Cùng Dai Nam Travel khám phá phần còn lại trong kiến trúc của chùa Bái Đính mới để hiểu hơn về ngôi chùa này!

1. Tượng Đức Phật Thích Ca

Đây là pho tượng Phật bằng đồng nguyên khối cao 10m nặng tới 100 tấn, hiện đang giữ kỷ lục Việt Nam. Đức Phật ngồi ở tư thế thuyết pháp từ bi và oai nghiêm trên tòa sen cũng đúc bằng đồng, đặt trên bệ đá giữa tòa Điện Pháp Chủ. Đây là pho tượng đã được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam và Viện Sở hữu Trí tuệ Việt Nam đã công nhận và cấp bằng  “Pho tượng Đức Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam.

 Khám phá ngôi chùa lớn nhất Việt Nam – Chùa Bái Đính (Phần 2)

2. Điện Tam Thế

Từ rất xa nhìn về khu đồi chùa, ta sẽ thấy ngay một tòa kiến trucs nổi bật trên nền trời, đó chính là Điện Tam Thế. Đây là kiến trúc cao lớn và hoành tráng nhất khu Bái Đính. Điện Tam Thế có 3 tầng mái lợp ngói ống. Tòa nhà bề thế này cao tới 34m, dài 59,1m, rộng hơn 40m, diện tích trong nhà khoảng 3000m2, lại được tôn cao nên du khách phải bước lên nhiều bậc mới tới cửa điện. Trong điện có đặt bộ tượng Tam Thế lớn nhất Việt Nam cùng với hệ thống cửa võng, hoành phi câu đối tráng lệ, uy nghi.

Tâng dưới của điện Tam Thế rất rộng có thể chứa tới hàng ngàn người được dành làm siêu thị văn hóa Phật Giáo và nhà hàng ẩm thực chay phục vụ cho du khách thập phương.

 Khám phá ngôi chùa lớn nhất Việt Nam – Chùa Bái Đính (Phần 2)

3. Bộ tượng Tam Thế

Ba pho tượng Phật đồ sộ, từ bi ngồi trên tòa sen tất cả đều được đúc bằng đồng nguyên khối, mỗi pho nặng tới 50 tấn, cao 7,2m đặt trên bệ đá chỉnh chu giữa tòa Điện Tam Thế. Đó là ba vị Phật tượng trưng cho Quá khứ, Hiện tại và Vị lai. Các pho tượng được dát vàng sáng bóng trở nên lung linh trong không gian kỳ ảo của chùa. Bộ tượng này cũng đã được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam và Viện Sở hữu Trí tuệ Việt Nam công nhận và cấp bằng xác nhận là bộ tượng Tam Thế bằng đống lớn nhất Việt Nam vào năm 2007.

4. 500 pho tượng A La Hán

La Hán là các nhà tu hành đắc đạo nhưng chưa lên cõi Niết Bàn mà ở lại trần gian để phổ biến kinh Phật. Các chùa cổ thường bày hai hàng 18 vị La Hán, mỗi bên 9 vị. Còn chùa Bái Đính mới thì bày tới 500 pho tượng La Hán dọc hai dãy hành lang, mỗi bên 250 vị, tượng bằng đá nguyên khối, mỗi tượng cao từ 2m đến 2,5m, nặng khoảng 4 tấn, do các nghệ nhân tài hoa của làng nghề Ninh Vân gần đó chế tác. Đây xứng đáng là kỷ lục thứ 5 của chùa Bái Đính mới.

 Khám phá ngôi chùa lớn nhất Việt Nam – Chùa Bái Đính (Phần 2)

5. Hành lang La Hán

Có đôi dãy hành lang chạy suốt từ hai bên Tam Quan lên tòa Điện Pháp Chủ theo đường ziczac khép kín, bao lấy khuôn viên mở rộng giữa Tam Quan và Tháp Chuông, thu hẹp lại ở ngang các tòa Điện Qua Âm và Pháp Chủ. Kiểu hành lang này không xây tường, chỉ có cột và mái ngói mà lại nhấp nhô theo thứ bậc từ thấp lên cao của triền đồi. Đây là nơi bày 500 pho tượng La Hán đông đảo chưa từng có ở một ngôi chùa Việt.

Dọc theo hành lang và khuôn viên chùa đang được phủ kín bằng những cây đại thụ. Nhưng đáng kể hơn cả là 100 cây bồ đề được triết từ cây bồ đề được triết từ cây bồ đề mà Đức Phật đã tọa thiền và chứng quả lại Ấn Độ.

6. Giếng Ngọc

Giếng Ngọc tương truyền từng được Quốc sư Minh Không (thời Lý) lấy nước rửa lá cây để làm thuốc nam. Giếng Ngọc nằm đối diện với lối lên chùa Bái Đính cổ. Giếng xây lại hình mặt nguyệt, rất rộng, có đường kính 30m, độ sâu của nước là 6m, không bao giờ cạn nước. Miệng giếng xây lan can đá. Khu đất xung quanh giếng hình vuông, có diện tích 6000m2, 4 góc là 4 lầu bát giac. Năm 2007, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam và Viện Sở hữu Trí tuệ Việt Nam đã công nhận và cấp bằng “Ngôi chùa có giếng lớn nhất Việt Nam”

 Khám phá ngôi chùa lớn nhất Việt Nam – Chùa Bái Đính (Phần 2)

7. Chùa Vạn Tượng

Đó có thể là một cách gọi cho ngôi chùa Bái Đính. Các vách tường bên trong các tòa Điện và dọc theo hai dãy hành lang La Hán được vận dụng một cách khéo léo, chia làm nhiều ô nhỏ hình lá đề. Trong mỗi ô là chỗ để đặt một pho tượng Phật nhỏ đang ngồi từ bi, đắm chìm trong suy tư về bể khổ và con đường giải thoát chúng sinh. Đây là nơi dành cho các tín đồ và du khách phát tâm tiến cúng đặt tượng trong chùa.

8. Bát bộ Kim Cương

Tám vị Kim Cương này theo điển tích là các thiên tướng đã phát Bồ Đề Tâm, ddem thần lực mà hộ trì Phật Pháp. Bộ tượng Kim Cương được đúc bằng đồng nguyên khối cao khoảng 3m bày làm 2 dãy trong tòa Điện Pháp chủ.

Nguồn: Tổng hợp

Cùng Dai Nam Travel hành hương đầu xuân 2017 nhé >>>>

Dai Nam Travel - Niềm tin trao trọn, thỏa chí tiêu dao

Hotline: 0948 895 836

 

Bạn đang xem: Khám phá ngôi chùa lớn nhất Việt Nam – Chùa Bái Đính (Phần 2)
Bài trước Bài sau

TƯ VẤN VIÊN CỦA CHÚNG TÔI

LUÔN SẴN SÀNG HỖ TRỢ BẠN
Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0948 895 836
phone Đại Nam Travel
zalo Đại Nam Travel