Tại sao nên đến Côn Sơn để hành hương đầu năm?

Côn Sơn đã quyến rũ bao tao nhân, mặc khách bởi phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình với núi, rừng, suối, hồ đan xen và hòa hợp.

Côn Sơn không chỉ được thiên nhiên ưu ái ban tặng cảnh đẹp, mà mảnh đất này còn là mảnh đất địa linh nhân kiệt.

Côn Sợn

     Khoảng một ngàn năm về trước, Định Quốc Công Nguyễn Bặc, thủy tổ của dòng họ Nguyễn Trãi đã lập căn cứ ở Côn Sơn để đánh sứ quân Phạm Phòng Át – đây là một trong 12 loạn sứ quân vào cuối thời nhà Ngô (thế kỷ thứ 10), giúp cho  giúp Đinh Tiên Hoàng thống nhất đất nước. Vào thế kỷ 13, vua Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang, ba vị lập ra thiền phái Trúc Lâm đã về Côn Sơn thuyết pháp, xây dựng chùa Côn Sơn thành chốn Tổ đình, một thiền viện lớn của triều Trần và giao cho Huyền Quang trụ trì.

     Trần Nguyên Đán - quan Đại tư đồ phụ chính, nhà thơ, nhà lịch pháp lớn thời Hậu Trần đã về Côn Sơn dựng Thanh Hư Động để nghỉ ngơi những tháng năm cuối đời. Lê Thánh Tông (1460 – 1497), vị minh quân và là Tao Đàn nguyên súy (thời Lê sơ), Thánh thơ Cao Bá Quát (1808-1855) (thời Nguyễn)... đều đã đến đây vãn cảnh, làm thơ, để lại cho đời những tác phẩm vô cùng có giá trị.

tượng nguyễn trãi

       Không dừng lại ở đó, vào tháng 2/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm danh thắng Côn Sơn. Tại đây, Người đã đọc văn bia trước cửa chùa Côn Sơn bằng sự trân trọng, thiêng liêng và niềm giao cảm đặc biệt với cố nhân.

         Một số điểm tham quan nổi tiếng có thể kể đến khi tới Côn Sơn như:

1. Chùa Côn Sơn

Chùa Côn Sơn hay còn gọi là chùa Hun, có tên chữ là Thiên Tư Phúc Tự nằm ngay dưới chân núi Côn Sơn có từ trước thời Trần. Chùa được trùng tu và mở rộng rất nguy nga, đồ sộ vào thời nhà Lê nhưng trải qua nhiều biến cố lịch sử và thời gian, chùa Côn sơn ngày nay chỉ là một ngôi chùa nhỏ ẩn mình dưới tán lá xanh của cây cổ thụ. Cái hay là ở chỗ chùa được kiến trúc theo kiểu chữ công bao gồm Tiền Đường, Thiêu Hương và Thượng Điện. Trong đó, Thượng Điện là nơi thờ phật có từ thời Lê cao tới 3m.

2. Giếng Ngọc

Giếng nằm ở sườn núi Kỳ Lân, tương truyền giếng này do Thiền sư Huyền Quang được thần linh báo mộng ban cho chùa nguồn nước quý, nước giếng trong vắt, xanh mát quanh năm, khi uống vào thấy khoan khoái dễ chịu. Nước ở đây được dùng làm nước cúng lễ của chùa.

3. Bàn Cờ Tiên

Leo khoảng 600 bậc đá từ chùa Côn Sơn là sẽ đến đỉnh núi Côn Sơn cao chừng 200m. Đỉnh Côn sơn là một khu đất bằng phẳng, tại đây có một phiến đá khá rộng, được gọi là Bàn Cờ Tiên. Tương truyền ngày xưa có một Ông lão lên núi lấy củi, khi đang leo lên gần đến đỉnh núi thì bỗng nhiênnghe tiếng cười nói đâm gian của hai người, ông lão tò mò leo lên gần, nhưng khi đến nơi thì không thấy gì cả, mà chỉ còn lại một bàn cờ đặt trên phiến đá, cũng từ đó đỉnh núi được gọi là Bàn Cờ Tiên.

3. Thạch Bàn

Thạch Bàn nằm ngay bên suối Côn Sơn – là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh dừng chân nghỉ ngơi khi Người tới thăm khu di tích này. Đi theo lối mòn có kệ đá xuống có một tảng đá lớn mặt phẳng và nhẵn nằm kề ven suối gọi là Thạch Bàn. Tương truyền, đây chính là nơi danh nhân Nguyễn Trãi lấy làm “chiếu thảm” ngăm cảnh, nghỉ ngơi, làm thơ và suy tư việc nước.

4. Ngũ Nhạc Linh Từ

Với rừng thông bao phủ rất hữu tình, Ngũ Nhạc Linh Từ tọa lạc trên đỉnh Phượng Hoàng gồm có 5 kệ thờ được dựng bằng đá nằm trên 5 đỉnh núi. Đứng ngắm cảnh ở đây, du khách có thể thả mình trong mây nước mà lòng thật thanh thản và nhẹ nhõm như gạt bỏ hết bụi trần.

5. Đền thờ Nguyễn Trãi

Đây là nơi thu hút rất nhiều học sinh – sinh viên và những bậc phụ huynh đến để thắp hương cầu khẩn cho công danh sự nghiệp sau này của họ và con cái.

Đền thờ Nguyễn Trãi

6. Đền Trần Nguyên Đán

Từ đền Nguyễn Trãi hoặc chùa Côn Sơn chúng ta sẽ đến đền Trần Nguyên Đán, từ đây có thể nhìn thấy toàn cảnh chùa Côn Sơn, hồ Côn Sơn và đền Nguyễn Trãi. Vào buổi sáng du khách sẽ thấy những đám mây nhỏ xen giữa cảnh núi rừng bay ngang qua những ngôi chùa cổ kính lòng mê lòng du khách.

Ngày nay, khu di tích Côn Sơn đã được tôn tạo nhiều với nhiều thay đổi thu hút rất nhiều du khách thập phương đến thắp hương và thăm quan du lịch. Hãy đễn đây một lần để thả lòng vào cảnh non nước mây trời và đắm chìm trong thiên cổ.

Tags: Du lịch hành hương đầu năm ở Côn Sơn - Kiếp Bạc

 

 

Bạn đang xem: Tại sao nên đến Côn Sơn để hành hương đầu năm?
Bài trước Bài sau

TƯ VẤN VIÊN CỦA CHÚNG TÔI

LUÔN SẴN SÀNG HỖ TRỢ BẠN
Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0948 895 836
phone Đại Nam Travel
zalo Đại Nam Travel