Tìm hiểu về chùa Tây Phương – Du lịch lễ hội đầu năm
Đầu năm ai ai cũng đi du lịch lễ hội đầu năm phần vì để cầu an, cầu sức khỏe, cầu tài lộc, phần vì muốn đi đây đi đó thăm thú cảnh quan thiên nhiên. Cùng khám phá những câu chuyện về chùa Tây Phương để hiểu sâu thêm văn hóa của người Việt Nam ta xưa và nay!
Chùa Tây Phương tên chính là Sùng Phúc Tự, thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội (Hà Tây cũ). Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Việt Nam hiện còn. Theo các tài liệu để lại, chùa xây từ đời Cao Biền (865 - 875) thời Hậu Đường. Vào năm Chính Hòa (1680 - 1705), chùa Trịnh Tạc tuần du qua thấy cảnh trí nơi đây trang nghiêm, bèn cho truyền sửa chữa lại chùa và xây thêm tam quan. Hiện trong chuông đồng đúc năm Cảnh Thịnh thứ tư và bài minh do Phan Huy Ích soạn khắc vào chuông cunngf tên các quan triều Tây Sơn cúng tiến để đúc chuông vào năm Mậu Ngọ, tức năm Cảnh Thịnh thứ sáu. Lối kiến trúc của chùa va sự bài trí bên trong có ba điều độc đáo:
Thứ nhất, chùa làm trên một mặt bằng kiểu chữ tam, một kiểu không ở đâu có đối với đất nước ta.
Thứ hai, thường trong chùa thờ hai vị Hộ pháp là ông thiện, ông ác theo lệ từ mới đây mới có, còn ở đây lại chỉ thờ một vị Hộ pháp hiệu là Vi đà thiên tướng quân. Tên hiệu của vị Hộ pháp này xuất hiện trong sách cổ từ đời Đường trở về trước.
Thứ ba, chùa đặt thờ 16 vị La hán, mà từ đời Đường về trước ở các chùa cũng chỉ thờ 16 vị như thế, chứ không làm 18 vị như đời Tống về sau.
Tuy không chắc chắn chùa làm từ năm nào, song có thể khẳng định rằng, chùa Tây Phương là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở nước ta.
Chùa Tây Phương tường ngoài xây liền theo lỗi chữ “công” ở trong làm ba cái nhà cách nhau, hai cái thiên tỉnh nhỏ, thành ra chữ “tam”. Mỗi cái có hai tầng mái, nhìn ngoài vào trông như hai cái tầng. Cách trạm trổ thì chỗ nào cũng chạm rồng 5 móng.
Các tượng trong chùa đều tạc bằng gỗ rất tinh xảo. Đặc biệt pho tượng Tuyết Sơn tạc tới trình độ nghệ thuật rất cao, ai đi chùa về đều ghi nhớ hình dáng khó quên. Pho tượng Thiên thủ thiên nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát có một trăm tay và hai pho tượng A di đà cũng đẹp. Tám pho tượng Kim cương nhìn rất linh hoạt, có thần. Đặc biệt 16 pho pho tượng La hán đều biểu lộ được các trạng thái trầm tư, mặc tưởng sâu xa của bậc tu hành.
Chùa Tây Phương không có tượng thờ Thánh tăng ở nhà bái đường. Ban thờ Đức chúa lại đem ra thờ ở miếu riêng, bên cạnh sân.
Nguồn: Tổng hợp
Dai Nam Travel - Niềm tin trao trọn - Thỏa chí tiêu dao
Hotline: 0948 895 836